Hà Lan: Dùng nhựa tái chế thay cho nhựa đường để giảm lượng khí thải CO2

Thành phố Rotterdam, Hà Lan đang xem xét ứng dụng công nghệ mới và đưa vào thí điểm việc dùng chai nhựa để trải mặt đường như một loại vật liệu thân thiện với môi trường thay thế cho nhựa đường.

Mới đây, Công ty xây dựng VolkerWessels vừa công bố kế hoạch thí nghiệm xây dựng bề mặt đường sử dụng vật liệu hoàn toàn từ nhựa tái chế. Cấu trúc xung quanh sẽ là một hệ thống rỗng giúp lắp đặt các dây cáp và ống dẫn tiện ích một cách tiện lợi hơn.

Thay vì phải mất vài tháng như trước đây, hệ thống này có thể được đưa vào sử dụng chỉ trong vài tuần bằng cách dùng các phần đúc sẵn nên giúp giảm thiểu tối đa thời gian xây dựng tại công trường. Ngoài ra, loại vật liệu này còn có độ bền cao gấp 3 lần độ bền của nhựa đường.

vật liệu tái chế
Kết cấu đường làm từ nhựa tái chế khá vững chắc và tốn ít thời gian thi công hơn so với nhựa đường

Đáng chú ý, các bề mặt nhựa còn có khả năng sẽ chịu được nhiệt độ cực đoan từ âm 40° C – 80° C, lại còn giúp giảm thiểu được lượng khí thải CO2 từ nhựa đường. Tại Hà Lan, lượng khí thải độc hại này chiếm khoảng 2% trong tổng lượng khí thải từ các phương tiện giao thông đường bộ, tương đương với khoảng 1,6 triệu tấn.

Ông Rolf Mars, GĐ của VolkerWessels, KWS Infra đưa ra những trao đổi với Guardian như sau: “Nhựa là vật liệu cung cấp tất cả các loại lợi thế so với phương pháp xây dựng đường bộ như hiện nay, trong đó có cả việc phân lớp đường giao thông và bảo trì”.

Ông Rolf cũng cho biết thêm, đến nay đây vẫn chỉ là một ý tưởng trên giấy, nhưng Rotterdam là một thành phố luôn luôn đề cao sự sáng tạo và tích cực ủng hộ việc đưa các ý tưởng vào thực tiễn. Nhất là khi ý tưởng này rất phù hợp với chính sách phát triển bền vững của thành phố xinh đẹp này.

(Theo Báo Xây dựng Online)

Cùng Danh Mục :

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Nhà Đất Số – Bất Động Sản – Tin Nhà Đất – Thông Tin Nhà Đất