Ông Trương Văn Phước: “Đừng nghĩ thả nổi tỷ giá đơn giản như vậy!”

Đánh giá việc gần đây của Ngân hàng Nhà nước là phù hợp trong bối cảnh biến động của đồng Nhân dân tệ và đó còn là cơ hội để thị trường làm quen với các công cụ phái sinh, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Trương Văn Phước cũng khẳng định Việt Nam chưa thể tỷ giá.

“Đừng nghĩ thả nổi tỷ giá đơn giản như vậy!”
, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Cố giữ “lời hứa” sẽ là bất nhẫn
Thưa ông, đầu năm 2015, Ngân hàng Nhà nước từng đặt mục tiêu điều chỉnh tỷ giá trong khoảng 2% nhưng nay đã vượt qua mức đó. Vậy nên hiểu thông tin truyền dẫn của Ngân hàng Nhà nước như thế nào?
Tất cả người làm chính sách luôn muốn can thiệp và không để thị trường vận động một cách tự phát thông qua hai cách.
Cách thứ nhất là tác động vào cung cầu bằng lực lượng vật chất, ví dụ: bán ngoại tệ, tạo cung vượt cầu, làm cho tỷ giá giảm xuống; hoặc đưa VND ra mua bớt ngoại tệ, làm cho cầu vượt cung để kích tỷ giá lên.
Cách thứ hai là can thiệp bằng các tuyên bố, thông điệp tới thị trường, như việc đầu 2015, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu điều hành tỷ giá trong khoảng biến động 2%.
Liên hệ một chút ở tuần trước, lời bỏ ngỏ nâng lãi suất đồng USD trong tháng 9/2015 của ông Bill Dudley, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh New York ít nhiều trấn an thị trường tài chính thế giới.
Đơn giản, nếu FED tăng lãi suất, chứng khoán thế giới sẽ rớt và ngược lại. Và một năm nay, cả thế giới vẫn nín thở chờ đợi FED tăng/không tăng lãi suất.
Về góc độ điều hành tỷ giá của Việt Nam, việc FED tăng lãi suất, đồng USD sẽ mạnh thêm, kết hợp với thực tế đồng Nhân dân tệ bị giảm giá, đặt trong điều kiện thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc rất lớn, sẽ làm cho cam kết mục tiêu điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước khó trở thành hiện thực.
Trong bối cảnh đó, nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo thủ, cố giữ lấy “lời hứa” của mình, sẽ để lại nhiều hệ quả tai hại cho nền kinh tế; ngược lại, xuất khẩu hàng hóa được lợi về giá và nâng sức cạnh tranh, dự trữ quốc gia ít bị tổn thương.
Tại sao Ngân hàng Nhà nước không dùng kỹ thuật “nới biên độ” lên +/-5% hoặc hơn nhằm giữ uy tín mà lại phải điều chỉnh cả tỷ giá bình quân liên ngân hàng để mang tiếng “không giữ lời”?
Vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp, vừa nới kỹ thuật biên độ; vừa nâng tỷ giá từ 2% lên 3%, ở một mức vừa phải, nhằm mở ra không gian giao dịch hai chiều được thoải mái hơn.
Ai đó ở vào cương vị Thống đốc, có thể chọn cách giữ nguyên tỷ giá bình quân liên ngân hàng và chỉ nới biên độ tỷ giá lên +/- 5 hay +/-10%. Làm như vậy, họ vừa giữ được lời hứa giữ nguyên tỷ giá bình quân liên ngân hàng 2% và ngụy biện rằng: tôi đang tạo ra tính linh hoạt cho thị trường.
Nếu cố bảo thủ, giữ lấy những cam kết để trút hết hậu quả lên thị trường thì là bất nhẫn. Tôi đánh giá, Ngân hàng Nhà nước đã rất dũng cảm ở điểm này.
“Cơ chế không phải là câu chuyện đùa”
Đã rất lâu rồi, vấn đề “bảo hiểm rủi ro tỷ giá” khi thị trường biến động đều dựa vào khả năng điều hành của Ngân hàng Nhà nước, không thấy các công cụ phân tán rủi ro, tại sao, thưa ông?
Việc biến động của đồng Nhân dân tệ không phải là một tác động đơn lẻ mà cần đặt chúng trong một mối quan hệ toàn cảnh là thị trường chứng khoán Trung Quốc gần như sụp đổ, mất giá trên 30%, hơn 5 nghìn tỷ USD bốc hơi; xuất khẩu đình trệ; tăng trưởng chậm, buộc họ phải điều chỉnh Nhân dân tệ môt cách dồn dập.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh VND được coi là hành động tự vệ bất khả kháng. Cũng giống như việc nhà hàng xóm cháy, ta phải khênh đồ ra khỏi nhà mình chứ!
Ngoài chuyện đó ra thì cũng phải nhấn mạnh rằng, một thị trường tài chính hiện đại phải diễn tập với những biến động phức tạp. Sau đó là làm quen với những công cụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro thị trường, biến động khách quan.
Bởi đơn giản, dù có nhận thức được hay không thì rủi ro khách quan vẫn cứ đến như một quy luật.
Không ít ý kiến đề xuất là Ngân hàng Nhà nước nên chuyển cơ chế điều hành tỷ giá từ “neo cố định có biên độ” sang thả nổi, ông nói gì về điều này?
Đừng suy nghĩ vội vã, đơn giản một câu chuyện nghiêm túc, phức tạp như vậy! Chúng không đơn giản là những lý thuyết thuần túy được phô trương ở hội thảo này, diễn đàn kia mà phải gắn với những yếu tố, cấu phần căn bản trong nền kinh tế.
Trung Quốc rất muốn đưa đồng Nhân dân tệ trở thành 1 trong 5 đồng tiền của rổ tiền tệ IMF nhưng để đạt được mục đích này, họ phải tự do hóa cán cân vốn, vậy mà họ vẫn chưa dám làm.
Hay như quy mô dự trữ ngoại tệ Trung Quốc lên tới 4 nghìn tỷ USD, nay còn khoảng 3,6 nghìn tỷ USD nhưng họ cũng chưa dám thả nổi tỷ giá.
Cách đây 15 năm, Ngân hàng Nhà nước từng nghiên cứu vấn đề này và thấy rằng, cần có lộ trình, bước đi không chỉ của Ngân hàng Nhà nước mà nhiều ngành khác trong nền kinh tế rất đặc thù Việt Nam.
Đó là mở cửa thị trường vốn, thương mại, lao động, đất đai, chứ đâu phải Ngân hàng Nhà nước đơn thương độc mã đi trên con đường tự do hóa tỷ giá mà được?
Lộ trình đó dài lắm, muốn đụng đến câu chuyện này, phải giải quyết hàng trăm câu chuyện khác, phải xây dựng được nền móng tỷ giá, chứ không phải cắm những chiếc cọc bê tông xây nhà trên nền đất hớ hênh. Lựa chọn cơ chế tỷ giá, sử dụng các chính sách tỷ giá phù hợp trong một nền kinh tế như Việt Nam không dễ.
Việc từ bỏ cơ chế tỷ giá này để nhảy sang cơ chế khác không phải là câu chuyện đùa, dù đó là đích mà ta nên và phải đến.

Nguyễn Hoài (VnEconomy)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Nhà Đất Số – Bất Động Sản – Tin Nhà Đất – Thông Tin Nhà Đất