Trước khi chú tôi mất, bà con cùng các đoàn thể khu phố, phường đã lập di chúc thừa kế thửa đất của chú cho tôi, có xác nhận của UBND phường. Tôi vẫn hoàn thành các khoản thuế đất hàng năm.
Giờ tôi muốn chuyển Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chú mình là ông Nguyễn Bá Quý sang tên tôi để thuận tiện cho sinh hoạt sau này.
.
|
Điểm d, Khoản 1, Điều 3 Thông tư này quy định, miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản). |
Vây tôi muốn hỏi đối với trường hợp của tôi liệu có được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ không? Trường hợp không được miễn thì mức thuế và lệ phí trước bạ cần phải đóng là bao nhiêu?
Nguyễn Thế Lợi (Thanh Hóa)
Trả lời:
Di chúc hợp pháp phải theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự gồm có các điều kiện sau:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
– Không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Trường hợp di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Nếu thực tế, di chúc của ông Nguyễn Bá Quý (là chú họ của ông Nguyễn Thế Lợi) có đầy đủ các điều kiện theo quy định nêu trên, thì được thừa nhận là di chúc hợp pháp.
Nếu việc lập di chúc không có đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự thì di chúc không hợp pháp. Căn cứ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 650 của Bộ luật này, trường hợp di chúc không hợp pháp, di sản của người chết để lại được áp dụng thừa kế theo pháp luật.
Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng, những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
Quy định về thuế và lệ phí khi nhận thừa kế là bất động sản
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 9, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính (tình trạng còn hiệu lực), thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với nhận thừa kế là bất động sản bao gồm: Quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ thừa kế là bất động sản theo hướng dẫn tại Điểm d, Khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
Điểm d, Khoản 1, Điều 3 Thông tư này quy định, miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
Về lệ phí trước bạ: Khoản 10, Điều 9 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ (tình trạng còn hiệu lực), các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ gồm: Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cụ thể trường hợp ông Nguyễn Thế Lợi, nếu di chúc của ông Nguyễn Bá Quý (là chú họ ông Lợi) để thừa kế cho ông Lợi có đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự, thì di chúc này hợp pháp, ông Lợi được thừa kế theo di chúc; hoặc nếu di chúc không hợp pháp nhưng ông Lợi được những người thừa kế theo pháp luật của ông Nguyễn Bá Quý thỏa thuận tặng cho toàn bộ di sản của người chết, thì được ông Lợi được nhận thừa kế, sang tên chuyển quyền sử dụng thửa đất thừa kế từ người đã chết.
Ông Nguyễn Thế Lợi là người cao tuổi (70 tuổi), thương binh 4/4, nhưng không thuộc trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 10 Điều 9 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP nêu trên,
Khi đăng ký chuyển quyền sử dụng đất ông Lợi phải nộp thuế thu nhập cá nhân (2%), lệ phí trước bạ (0,5%). Giá đất để tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ là giá đất tại thời điểm đăng ký chuyển quyền trên địa bàn do UBND tỉnh ban hành.
(Hiện nay, tại tỉnh Thanh Hóa áp dụng giá đất nêu tại Quyết định số 4545/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 quy định về Bảng giá đất thời kỳ 2015 – 2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đã được điều chỉnh bởi Điều 1 Quyết định số 3527/2017/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 do UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành).
Leave a Reply